NGUY CƠ KHỦNG HOẢNG NĂNG LƯỢNG XẢY RA ĐE DOẠ KINH TẾ TOÀN CẦU
Thế giới đang đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng khi mà nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên như than đá và các nguồn năng lượng khác không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. Giá khí đốt tự nhiên đã tăng rất cao ở châu Âu trong năm nay, trong khi một số nhà máy ở Trung Quốc phải đóng cửa do gián đoạn nguồn điện liên quan đến nguồn cung than thiếu hụt. Trong khi đó, Vương quốc Anh đã và đang đối mặt với tình trạng nhiều máy bơm nhiên liệu của họ bị cạn kiệt. Các nhà máy điện của Ấn Độ cũng đang chạy với trữ lượng than cực kỳ thấp. Trước những diễn biến tiêu cực của ngành năng lượng ở các quốc gia trên thế giới, các chuyên gia dự đoán nguy cơ khủng hoảng năng lượng sẽ đe dọa đến nền kinh tế toàn cầu.
Ảnh minh hoạ – Nguồn: internet
1. Nguyên nhân
Đối với các nước châu Âu:
- Tình hình dịch bệnh covid – 19 tạm thời được kiểm soát tại Châu Âu, các doanh nghiệp, nhà máy đồng loạt bắt đầu khôi phục lại quá trình sản xuất/ cung ứng và tăng ca để bù lại lượng hàng hóa/ doanh thu bị ảnh hưởng bởi dịch, điều này đòi hỏi đồng thời một lượng lớn năng lượng phục vụ cho sản xuất.
- Và trong bối cảnh mùa đông đang sắp diễn ra, nhu cầu sử dụng năng lượng để thắp sáng và sưởi ấm càng lúc càng tăng, mặc dù chính phủ các nước trên thế giới đang cố gắng hạn chế tác động đến người tiêu dùng, nhưng phải thừa nhận rằng họ khó có thể không ngăn được hóa đơn sử dụng năng lượng tăng đột biến.
- Ở châu Âu, khí đốt tự nhiên hiện đang giao dịch ở mức tương đương 230 USD / thùng; – tăng hơn 130% kể từ đầu tháng 9 và cao hơn 8 lần so với cùng thời điểm năm ngoái (theo dữ liệu từ Independent Commodity Intelligence)
Diễn biến giá dầu WTI giao sau tại thị trường New York từ đầu năm đến nay. Đơn vị: USD/thùng – Nguồn: Trading View.
Đối với các nước châu Á:
- Ở Trung Quốc, tình trạng mất điện kéo dài đối với người dân đã bắt đầu, trong khi ở Ấn Độ, các nhà máy điện đang tranh giành than để cung ứng phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng, tuy nhiên trữ lượng than ở nước này là cực kỳ thấp.
- Công ty Điện lực Hàn Quốc hôm 23/9 cũng đã thông báo sẽ tăng giá điện lần đầu tiên trong vòng 8 năm, bởi một đợt lạnh đột ngột có thể buộc các công ty phải mua khí đốt khẩn cấp với giá cao kỷ lục.
- Tại Đông Á, giá khí đốt tự nhiên đã tăng 85% kể từ đầu tháng 9, đạt khoảng 204 USD /thùng. Mặc dù giá vẫn thấp hơn nhiều ở Hoa Kỳ, nước xuất khẩu ròng khí đốt tự nhiên, nhưng vẫn tăng lên mức cao nhất trong 13 năm.
2. Sự tác động của cuộc khủng hoảng về năng lượng đến nền kinh tế
Ảnh minh hoạ – Nguồn: internet
Việc chạy đua về năng lượng của các quốc gia trên thế giới để đảm bảo khí đốt tự nhiên đang đẩy giá than và dầu lên cao. Giá khí đốt tự nhiên, dầu mỏ, than đá và các nguồn năng lượng khác đã đạt mức cao nhất trong nhiều năm gần đây. Có thể kể đến như, giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu đã tăng hơn 400% kể từ đầu năm trong khi giá điện tăng hơn 250%. Sự khủng hoảng về năng lượng lần này có thể làm mất cân bằng của cán cân cung cầu. Do giá năng lượng ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế trong toàn bộ chuỗi cung ứng, nên việc tăng giá đã có tác động đáng kể đến các nền kinh tế với nhiều công ty ở châu Âu và châu Á phải đóng cửa do không chịu được chi phí năng lượng cao. Tình hình đang khiến các ngân hàng trung ương và các nhà đầu tư lo lắng. Giá năng lượng tăng đang góp phần gây ra lạm phát, trong nỗ lực duy trì nền kinh tế trước sự tác động tiêu cực của Covid 19, tuy nhiên khi khủng hoảng năng lượng xảy ra, mọi nỗ lực có thể mất đi.
—–